Post Top Ad

Your Ad Spot

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Phân Tích Chiến Lược Marketing 7P Của Burger King

Burger King – ông trùm trong ngành fastfood nổi tiếng trên thế giới với 16.000 cửa hàng phục vụ tại 100 quốc gia, 40.000 nhân viên, chiến lĩnh 28,4% trong thị trường thức ăn nhanh toàn thế giới. Một trong những yếu tố đưa Burger King lên vị trí ông hoàng trong ngành thực phẩm như ngày nay là nhờ chiến lược 7P trong marketing một trong những mô hình marketing mix phổ biến hiện nay. Vậy Burger King đã vận dụng nó như thế nào?

Product – cạnh tranh sản phẩm đa dạng

Ai cũng biết Burger King là chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh nổi tiếng với dòng sản phẩm chính là các loại bánh hamburger. Ngoài ra, các sản phẩm ăn kèm bánh cũng rất phong phú như khoai tây chiên, rau quả trộn, hành muối, cafe, nước trái cây, soda…
Ngoài sản phẩm chủ lực là Burger, Burger King cũng có thực đơn đa dạng. Ảnh: jamja
Burger King cũng chế biến các sản phẩm theo chủ đề từng đơn đặt hàng khác nhau kèm theo như mù tạt, sốt cà chua, rau diếp, cà chua, dưa hành. Burger King cũng là thương hiệu đầu tiên cho chế biến khoai chiên theo kiểu Pháp bằng lò vi sóng an toàn cấp phép bởi ConAgra Foods Lamb Weston. Khoai chiên được bán tại các cửa hàng bán lẻ tự chọn ở Mỹ, bao gồm cả Wal-Mart.

Ngoài ra, chuỗi thức ăn nhanh này còn hợp tác với Coffee Best Starbucks Corp để bán cafe đi kèm cùng nhiều hương vị như vani, mocha, việt quất. Màn collab này áp dụng từ năm 2010 cho mỗi chuỗi cửa hàng burger thứ 2 ở mỗi quốc gia có sự xuất hiện của thương hiệu Burger King.

Price – chấp nhận sụt giảm lợi nhuận

Cạnh tranh với đối thủ kỳ cựu McDonalds, Burger King đã không ngần ngại giảm giá hàng loạt sản phẩm, chấp nhận thiệt hại về lợi nhuận để khách hàng có thể tới gần được với thương hiệu hơn.

Đầu năm 2017, hai thương hiệu này đã thu hút nhiều sự chú ý khi đồng loạt triển khai chiến lược bán hàng mới với mức giá cực shock. Một cặp bánh burger chỉ có giá 1 đô la, rẻ hơn cả một cái bánh mỳ hoặc một hộp nước trái cây, trên khắp nước Mỹ. Bên cạnh đó, Burger King vẫn cho duy trì dòng bánh burger cao cấp với giá 3,99 đô la để phục vụ tệp khách hàng cao hơn. Thương hiệu duy trì song song chiến lược tiếp thị sản phẩm trên sóng kênh truyền hình quốc gia.

Burger King đã không ngần ngại giảm giá hàng loạt sản phẩm, chấp nhận thiệt hại về lợi nhuận để khách hàng có thể tới gần được với thương hiệu hơn. Ảnh: Dcorp

Vậy, làm cách nào Burger King có thể tạo ra lợi nhuận khi chỉ bán chiếc bánh burger giá 1 USD trong khi vẫn phải duy trì chi phí mặt bằng, sản xuất, thuê nhân viên? Bí quyết marketing của ông lớn này nằm ở việc tăng quy mô từ doanh số burger, thịt gà, khoai chiên. Burger King sẽ vẫn có lợi nhuận nếu công ty này có thể làm ra burger với chi phí ít hơn 1 USD và bán với số lượng gấp 4, 5 lần hóa đơn ngày thường. Một phần của chiến lược này là để thu hút người tiêu dùng đến với các cửa hàng và sau đó lôi kéo họ mua các món khác ngoài burger – khoai tây chiên, đồ uống, món tráng miệng.

Rút cục, doanh thu của cửa hàng vẫn sẽ tăng, bù đủ phần chi phí và thậm chí còn tạo ra thặng dư lợi nhuận tăng lên nữa.

Place – kênh phân phối nhượng quyền thương mại 

Giống như KFC, Burger King hoạt động chủ yếu dựa vào hình thức nhượng quyền thương mại. Công ty mẹ sẽ nắm vai trò chủ chốt và lấy doanh thu từ 3 nguồn: doanh thu từ các cửa hàng con trên khắp thế giới, phí nhượng quyền thương mại, tiền bản quyền và thu nhập từ hợp đồng thuê tài sản phụ mỗi năm.

Burger King hoạt động chủ yếu dựa vào hình thức nhượng quyền thương mại

Các đơn vị nhận quyền thương mại sẽ được nhận toàn bộ khung, trang thiết bị, công thức chế biến mật của Burger King. Các thỏa thuận sẽ tuân theo sự đồng ý của cả hai bên và tôn trọng nguyên tắc hoạt động nhượng quyền.

Promotion – quảng bá đa dạng kênh truyền thông 

Burger King không chạy nhiều chiến dịch quảng cáo, song mỗi lần ra mắt quảng cáo, ông vua lớn thứ 2 ngành thực phẩm đều khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, bất ngờ bởi content… chẳng giống ai.

Mới đây nhất, quảng cáo chiếc bánh burger mốc meo của Burger King khiến người xem phải lắc đầu nhăn mặt. Video chiếc bánh burger Whopper nổi tiếng bị phân hủy và mốc dần theo thời gian 34 ngày được sử dụng để nhấn mạnh thông điệp: Burger King để cao yếu tố tự nhiên, organic và an toàn cho người tiêu dùng bằng việc không sử dụng chất bảo quản, nguyên liệu nhân tạo. Tưởng rằng quảng cáo phản cảm này sẽ khiến người tiêu dùng khó chịu nhưng không ngờ lại tạo ra hiệu ứng ngược. Khách hàng rất thích thú với ý tưởng của Burger King và tin tưởng vào các sản phẩm an toàn, chất lượng của hãng hơn.

Burger King không chạy nhiều chiến dịch quảng cáo, song mỗi lần ra mắt quảng cáo, đều khiến cả thế giới phải ngạc nhiên, bất ngờ bởi content… chẳng giống ai.

Không chỉ thu hút bằng quảng cáo độc – lạ, Burger King còn tiếp thị qua nhiều kênh khác nhau như tổ chức các chương trình vui chơi có thưởng cho khách hàng, liên kết những trang mạng về du lịch, điểm bán hàng tự động để tăng doanh số.

Process – Quy trình cung ứng

Mặc dù marketing theo hướng giá rẻ song Burger King vẫn dành riêng các sản phẩm đặc biệt cho phân khúc khách hàng có tiền và sẵn sàng chi nhiều tiền. Những khách hàng này thường thích thể hiện đẳng cấp, địa vị, thích sử dụng những sản phẩm sang trọng. Do đó, Burger King đã tăng giá bán tất cả các hạng mục trong menu, đặc biệt là khoai tây chiên kiểu Pháp và nước giải khát. Đây là hai dòng sản phẩm tiếp cận tệp khách hàng cao cấp, đồng thời giúp nâng cao giá trị thương hiệu.


Bên cạnh đó Burger King cũng thường xuyên mở rộng tệp khách hàng bằng cách phát triển nhiều chi nhánh. Trong 3 năm, Burger King đã mở thêm 300 cửa hàng, các place này đều tăng trưởng liên tục, tạo nhiều chương trình khuyến mại, kích cầu người tiêu dùng thông qua các kênh truyền thông khác nhau.

Physical Evidence – mở rộng chi nhánh toàn cầu 

Burger King có trụ sở nằm tại vùng ngoại ô Miami thuộc bang Florida, Mỹ. Ngoài ra, thương hiệu đồ ăn nhanh này cũng mở rộng khắp 50 tiểu bang lớn nhỏ trên nước Mỹ với hơn 11.900 cửa hàng.

Ngoài ra ông trùm fastfood cũng phát triển 16.000 cửa hàng ở trên 100 quốc gia, phục vụ hàng chục triệu người tiêu dùng mỗi năm. Thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp thực phẩm nhanh được định trị giá lên tới 651 tỷ USD. Burger King phát triển rất nhanh ở nhiều nước châu Á, đặc biệt ở Nhật Bản và Trung Quốc.

Tại các chi nhánh của Burger King, đều được đầu tư thiết bị hiện đại và đồng bộ

Ngoài ra, Burger King còn sở hữu một website cho riêng mình là BurgerKing.com để cập nhật thông tin, lịch sử phát triển của công ty cũng như update mới nhất về thực đơn, chương trình khuyến mại cho khách hàng.

Tại các chi nhánh của Burger King, hãng cũng đổi mới thiết kế nội thất bên trong với hạ tầng hiện đại, sang trọng mà vẫn mang lại cảm giác ấm cúng, thân thiện.

People – con người là giá trị cốt lõi 

Để có được thành công như ngày hôm nay không thể kể đến công của Daniel Schwartz – CEO của Burger King. Ông được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành vào năm 2013, khi đó Schwartz mới 32 tuổi.

Schwartz thuộc thế hệ Millennial (sinh ra trong khoảng từ năm 1980 đến năm 2000). Mặc dù là chuyên gia phân tích tài chính xong ông chưa từng tham gia lĩnh vực nhà hàng. Vì vậy, ông xắn tay áo lên và làm việc trong nhà bếp của Burger King để tìm hiểu lý do tại sao doanh thu của BK luôn “dậm chân tại chỗ” so với các đối thủ ngành fastfood.

Daniel Schwartz – CEO của Burger King

Chính sự tâm huyết của Schwartz đã đã mang đến một làn gió mới cho Burger King, thay đổi cục diện của hãng đồ ăn nhanh này trong suốt 7 năm sau đó. Doanh thu bình quân của ông lớn tăng vụt từ 1,1 USD đến 1,3 triệu USD/năm, tốc độ mở rộng là khoảng 150 nhà hàng/năm. CEO Daniel Schwartz kiếm được hơn 6 triệu USD tiền lương và thưởng hàng năm dù khi đó ông mới chỉ 36 tuổi.

Nguồn FnB Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Your Ad Spot

MAIN MENU