Đo lường và dự toán giá chi phí mở nhà hàng là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Do đó, việc dự kiến chi phí mở nhà hàng không chỉ đưa ra những con số mơ hồ, mà bạn phải có một bản kế hoạch chi phí, phù hợp với thực tế và tình hình kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn biết được số vốn đầu tư và có sự chuẩn bị chính xác, hỗ trợ quá trình khởi nghiệp diễn ra suôn sẻ hơn!
Dự kiến chi phí mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị là bao nhiêu? (Nguồn ảnh: Internet)
Dù biết dự tính chi phí mở nhà hàng cực kỳ quan trọng, nó sẽ giúp bạn hạn chế được vấn đề sử dụng sai nguồn kinh phí cần thiết trong kinh doanh. Nhưng không phải ai cũng biết cách và dự tính chi phí mở nhà hàng chính xác. Do đó, hãy tham khảo bài viết dưới đây để có cho mình những kinh nghiệm cần thiết nhé!
Chi phí mở nhà hàng bao gồm những hạng mục nào?
Muốn biết được chi phí mở nhà hàng là bao nhiêu? Điều này dựa vào nhiều yếu tố, trong đó gồm có mục tiêu, mô hình và mong muốn kinh doanh. Song, đa phần chi phí mở nhà hàng chung quy vẫn nằm trong các hạng mục điển hình được gợi ý sau đây:
1. Mặt bằng kinh doanh
Có thể bạn chưa biết, nhưng ngân sách đầu tư cho hạng mục mặt bằng kinh doanh thường chiếm 25% trong chi phí mở nhà hàng cần có. Do đó, bạn cần cẩn trọng để lựa chọn được mặt bằng kinh doanh phù hợp, hạn chế trường tiêu "tiêu hoan" gây thất thoát tài chính.
Gợi ý một mặt bằng kinh doanh đắt địa thường nằm trong các khu vực có lưu lượng người qua lại đông đúc, giao thông thuận lợi, an ninh tốt và có bãi đậu xe rộng rãi là một lợi thế, nên ưu tiên khu vực trường học, khu thương mại, khu văn phòng,... Thêm vào đó, nếu bạn có thể tận dụng được nhà ở của mình hoặc có sẵn mặt bằng không cần thuê, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều chi phí mở nhà hàng, đặc biệt hạn chế rủi ro thất bại.
Dự tính chi phí mở nhà hàng là bước vô cùng quan trọng trong kinh doanh (Nguồn ảnh: Internet)
2. Đầu tư cơ sở vật chất
Nằm trong các hạng mục chi phí mở nhà hàng cần chuẩn bị, việc đầu tư cơ sở vật chất rất cần thiết, bởi đây là yếu tố bắt buộc nếu bạn muốn kinh doanh. Trong loại ngân sách này, sẽ chia theo từng nhóm cơ bản được gợi ý dưới đây:
Nhóm vật dụng, thiết bị dùng trang trí: Bao gồm bàn ghế, bảng hiệu, biển quảng cáo, đèn trang trí, tranh ảnh, lọ hoa,...
Nhóm vật dụng, thiết bị dùng cho khu bếp: Bao gồm thiết bị nấu nướng, hút khói, bếp, dụng cụ dao, bếp nướng, lò nướng, tủ lạnh, tủ đông, tủ mát,...
Nhóm vật dụng, thiết bị dùng cho phục vụ: Bao gồm chén dĩa, dao nĩa, khay bưng, ly, gạt tàn thuốc, giấy ăn, menu gọi món, tăm tre,...
Nhóm vật dụng, thiết bị dùng cho mục đích khác: Bao gồm túi rác, dụng cụ vệ sinh, nước rửa chén,...
Việc sắm sửa toàn bộ những vật dụng được nhắc trên sẽ khiến bạn tiêu tốn không ít chi phí mở nhà hàng, do đó, hãy liệt kê các thiết bị, mua đúng số lượng cần thiết nhằm tránh trường hợp chi tiêu không hợp lý, khiến bạn bị thâm hụt nguồn vốn kinh doanh nhà hàng nhé!
Đầu tư trang thiết bị nhà hàng là điều không thể thiếu (Nguồn ảnh: Internet)
3. Nguyên vật liệu chất lượng
Ngân sách chi tiêu mua nguyên vật liệu là một trong số hạng mục bắt buộc với mọi mô hình nhà hàng, bởi thế, trong bảng dự trù chi phí mở nhà hàng chắc chắn không thể thiếu yếu tố này! Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh và số lượng khách hàng dự kiến sẽ phục vụ mỗi ngày mà bạn sẽ tính được mình cần chuẩn bị bao nhiêu nguyên vật liệu, tương đương với bao nhiêu ngân sách cho hạng mục này nhé!
Nguyên vật liệu trong mô hình kinh doanh nhà hàng cực kỳ quan trọng, bởi lẽ để món ăn ngon miệng, khiến khách hàng hài lòng thì bắt buộc nguyên liệu phải tươi ngon, an toàn nhằm đảm bảo sức khỏe người dùng. Vì lẽ đó, bạn bắt buộc phải chọn nhà cung cấp uy tín, cam kết nguyên liệu có xuất xứ rõ ràng và đặc biệt nếu cam kết lấy hàng với số lượng lớn cùng chu kỳ ổn định, họ sẽ giúp bạn có được mức giá tốt.
4. Đội ngũ nhân sự
Đối với những quán ăn có quy mô nhỏ lẻ, thường số lượng nhân viên rất ít, 1 vị trí sẽ kiêm nhiều nhiệm vụ. Tuy nhiên, với mô hình nhà hàng, để đảm bảo quá trình phục vụ chuyên nghiệp nhất, đội ngũ nhân viên phải đầy đủ các vị trí và mỗi bộ phận sẽ có nhiệm vụ riêng biệt như đầu bếp, phục vụ, quản lý, bảo vệ, thu ngân,... Với đặc trưng khối lượng công việc, mức lương sẽ khác nhau. Đây cũng là chi phí mở nhà hàng bạn cần chuẩn bị, vì nó là chi phí duy trì, diễn ra xuyên suốt trong quá trình kinh doanh.
Để kinh doanh thành công, bạn cần có một đội ngũ chuyên nghiệp, trách nhiệm trong công việc (Nguồn ảnh: Internet)
5. Truyền thông marketing
Với tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay của mô hình nhà hàng, nếu bạn không chủ động tìm kiếm và thu hút khách hàng thì chỉ có thất bại. Bởi thế, marketing là yếu tố bắt buộc không thể thiếu trong hạng mục chi phí mở nhà hàng cần đầu tư. Để tiếp cận khách hàng một cách tối ưu nhất, bạn không chỉ sử dụng các hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, dán poster banner, tổ chức chương trình khuyến mãi,... Giờ đây bạn cần tận dụng tối đa nền tảng online trong đó có xây dựng website, fanpage, chạy quảng cáo đến đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tại nhà hàng, khu vực xung quanh địa điểm kinh doanh của bạn.
Qua bài viết trên, bạn có thể nhìn thấy được chi phí mở nhà hàng sẽ không có một gợi ý nào chính xác về con số bạn cần chuẩn bị, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô và định hướng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, bạn có thể liệt kê một số hạng mục bắt buộc trong kinh doanh nhà hàng, từ đó dự trù được mức ngân sách cần thiết, có thể bạn sẽ định lượng được mức chi phí cần thiết cho ý tưởng khởi nghiệp của mình đấy! Hy vọng bạn sẽ gặp nhiều may mắn và sớm thành công trong tương lai gần nhất!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét