Dân gian có câu “đầu xuôi thì đuôi lọt”, do đó khi bắt tay vào bất kỳ điều gì bạn cũng nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì khả năng thành công sẽ cao hơn. Trong kinh doanh cũng vậy, để nhận được kết quả theo mong muốn bạn cần có sự chuẩn bị phù hợp. Do đó, nếu đang ấp ủ ý tưởng kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua kinh nghiệm lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống cùng những chiến lược kinh doanh đúng đắn ngay từ ban đầu.
Các bước lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống thành công
Kế hoạch mở nhà hàng ăn uống là câu hỏi đáng quan tâm từ nhiều người đang có dự định thử sức trong ngành F&B và nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì đây chắc chắn là thử thách đáng lo ngại. Vì lẽ đó, bài viết hôm nay sẽ giải đáp thắc mắc về các bước lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống giúp bạn suôn sẻ trong giai đoạn đầu kinh doanh nhà hàng và đem lại nguồn doanh thu như mong đợi.
Bước 1: Nghiên cứu thị trường
Tất nhiên, trước khi lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống bạn phải hiểu được thị trường cũng như khách hàng mục tiêu sắp tới của mình là ai? Từ đó mới có được phương án tiếp cận và gia tăng doanh thu tốt nhất.
Hãy lên kế hoạch nghiên cứu thị trường để có những chiến lược kinh doanh nhà hàng ăn uống hợp lý bao gồm:
Tình hình thị trường nhà hàng hiện nay?
Nhu cầu và xu hướng phát triển nhà hàng ăn uống?
Đối tượng khách hàng mục tiêu? Độ tuổi? Thu nhập? Sở thích? Nhu cầu?
Mô hình nhà hàng ăn uống được ưa chuộng?
Phong cách thiết kế nhà hàng thu hút khách hàng gần đây?
Đối thủ cạnh tranh, cũng như ưu và nhược điểm của họ?
Loại hình nhà hàng ăn uống hợp với ngân sách đầu tư?
…
Song song, bạn có thể tham khảo kiến thức và thông tin từ bạn bè, người có kinh nghiệm để có quyết định đúng đắn về mô hình nhà hàng phù hợp với nhu cầu thực tế của phân khúc khách hàng mà bạn hướng đến.
Bước 2: Chuẩn bị vốn đầu tư
Bước tiếp theo khi lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc về tài chính là chuẩn bị và lên một bảng phân chia nguồn vốn theo từng loại chi phí sử dụng cụ thể, tránh thất thoát:
Chi phí đầu tư cơ sở: Mặt bằng, thiết kế, thi công, vật dụng,…
Chi phí duy trì: Mặt bằng, điện nước, internet, nguyên liệu, nhân công, marketing, quản lý,…
Ngoài việc chuẩn bị vốn, bạn cần xác định nguồn vốn mở nhà hàng ăn uống từ đâu? Từ vốn tiết kiệm của bản thân, huy động từ cổ đông, gia đình, bạn bè hay vay ngân hàng và các nguồn khác? Điều này rất cần thiết bị nó giúp bạn xác định và lên được khung thời gian thu hồi vốn hợp lý.
Bước 3: Xác định mô hình kinh doanh
Vâng, kinh doanh thì chắc chắn kế hoạch mở nhà hàng ăn uống của bạn phải có bước xác định mô hình phù hợp. Để có sự lựa chọn chính xác, sau thời gian nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu, hãy dựa theo số liệu cùng thông tin đó để lựa chọn loại hình nhà hàng phù hợp, có khả năng thu hút và mang lại hiệu quả cao nhất trong kinh doanh.
Trước khi lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống có lẽ bạn cũng tìm hiểu kinh nghiệm từ nhiều nguồn tin cũng như chia sẻ từ người quen, chuyên gia và chắc rằng bạn cũng biết tầm quan trọng của mặt bằng ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh.
Vì lẽ đó, trước khi quyết định thuê, ký kết hợp đồng với bất kỳ một địa điểm nào, hãy xem xét những khía cạnh sau:
Tỷ lệ khách hàng mục tiêu xuất hiện ở đây?
Khách hàng khu vực này có nhu cầu sử dụng món ở nhà hàng ăn uống?
Mặt bằng có thu hút được nhiều người không?
Vị trí nhà hàng ăn uống có nhiều người qua lại?
Có chỗ dừng, đỗ xe hay không?
Số khách dự kiến sẽ đến nhà hàng?
…
Sau cùng, bạn sẽ có danh sách những địa điểm phù hợp, bước tiếp theo bạn cần làm là lựa chọn mặt bằng đáp ứng nhiều nhất các tiêu chí mình đưa ra.
Bước 5: Đội ngũ nhân viên
Sự thành công trong kinh doanh không đến từ một cá thể nào mà đó là sự nỗ lực, đoàn kết đến từ một tập thể, do đó, kế hoạch mở nhà hàng ăn uống bạn cần có là lên chiến lược tuyển chọn và đào tạo nhằm đảm bảo tính đồng bộ, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp từ phục vụ, quản lý, đầu bếp, tiếp thực,…cho đến bảo vệ, luôn có thái độ làm việc tích cực, vui vẻ trong phục vụ khách hàng, tinh tế trong quá trình tiếp thu ý kiến tích cực cũng như tiêu cực của khách hàng.
Bước 6: Phong cách thiết kế
Nhiều người chưa có kinh nghiệm trong kế hoạch mở nhà hàng ăn uống thường nghĩ rằng khâu thiết kế chỉ cần mình cảm thấy đẹp, thu hút là được. Song, đối với ngành dịch vụ, hiệu quả thu hút khách hàng trước mắt bạn cần có thiết kế đẹp, đẹp ở đây là phù hợp với xu hướng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng mục tiêu bạn hướng đến.
Bởi vậy, trước khi bắt đầu thiết kế nhà hàng ăn uống, đừng quên khâu nghiên cứu sở thích, xu hướng thiết kế phù hợp với khách hàng mục tiêu hoặc nhanh nhất là hãy nhờ đến sự tư vấn từ đơn vị có chuyên môn về phong cách nhà hàng có thể gây ấn tượng cho khách hàng mục tiêu của mình nhé!
Bước 7: Thủ tục pháp lý
Bạn đã lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống và các công việc mình cần chuẩn bị nhưng lại bỏ sót bước hoàn thành các thủ tục pháp lý mở nhà hàng. Đây là sai lầm vì nếu không thực hiện, bạn có thể gặp phải những vấn đề rắc rối liên quan đến pháp luật gây thiệt hại về tài chính, uy tín thương hiệu. Do đó, để kinh doanh suôn sẻ, bắt buộc bạn phải đăng ký các loại thủ tục như giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy,…
Bước 8: Chất lượng nguyên liệu
Với dịch vụ ăn uống, chất lượng là yếu tố tạo nên thương hiệu cũng như, khẳng định giá trị trong lòng khách hàng. Để làm được điều này bạn cần tạo ra những món ăn có chất lượng tươi ngon, hương vị hoàn hảo từ nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được bảo quản nghiêm ngặt,…
Bước 9: Quản lý và vận hành
Tất nhiên, bước lên kế hoạch mở nhà hàng ăn uống bạn cần hoàn thành là có một quy trình quản lý và vận hành hoàn hảo, giúp hoạt động kinh doanh đi vào quỹ đạo. Để làm được điều này, ngoài việc cần có kiến thức về quản lý, bạn cũng nên sử dụng công nghệ như các phần mềm quản lý nhà hàng, điều này sẽ đơn giản hóa khâu thống kê toàn bộ chi phí, kiểm soát nguyên liệu và hỗ trợ cho việc chăm sóc khách hàng thân thiết của nhà hàng.
Bước 10: Marketing thu hút
Và cuối cùng, kế hoạch mở nhà hàng ăn uống cực kỳ quan trọng, quyết định khách hàng biết và đến quán của bạn hay không chính là chiến lược Marketing thu hút và gia tăng độ nhận dạng thương hiệu cho nhà hàng.
Thời kỳ bùng nổ của Internet, đặc biệt là mạng xã hội như hiện nay, bạn cần đầu tư quảng bá thương hiệu, quảng cáo trên kênh Facebook, Zalo, Twitter, Instagram,…và thường xuyên cập nhật hình ảnh, thông tin, chương trình khuyến mãi, cuộc thi online để tạo được độ thu hút, viral cho nhà hàng.
Song với chiến lược trực tuyến, bạn vẫn cần đầu tư Marketing truyền thống như tờ rơi, băng rôn, voucher khuyến mãi, thẻ tích điểm,…đặc biệt là kế hoạch chăm sóc khách hàng trung thành – người đem lại doanh thu chính cho nhà hàng – bằng các chương trình khuyến mãi riêng như giảm giá, tặng món ăn,…
Trên đây là những bước lập kế hoạch mở nhà hàng ăn uống chi tiết bạn cần chuẩn bị trước khi bắt đầu. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn có một khởi đầu thuận lợi và thành công trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét